Tóm tắt nội dung Sở từ

Sở Từ được xem là tuyển tập thi ca lãng mãn lâu đời nhất và là nguồn cội của nền văn học lãng mạn Trung Hoa. Danh xưng Sở Từ xuất hiện lần đầu tiên trong Sử ký Tư Mã Thiên, "Khốc lại liệt truyện", qua đó chứng minh rằng tên gọi này đã có từ đầu thời nhà Hán. Nghĩa gốc của tên gọi này vốn chỉ ca từ nước Sở, về sau mới trở thành một thuật ngữ đặc biệt, dùng để chỉ một thể thơ mới do Khuất Nguyên thời Chiến Quốc sáng tác.

Vào những năm cuối đời Tây Hán, Lưu Hướng đã tổng hợp các tác phẩm của Khuất Nguyên, Tống Ngọc và các tác gia đời Hán như Hoài Nam Tiểu Sơn, Đông Phương Sóc, Vương Bao cũng như của bản thân biên tập thành một hợp tuyển, tổng cộng 16 thiên, đặt tên là Sở Từ. Dưới thời Đông Hán, Vương Dật đã bổ sung thêm tác phẩm của chính mình là "Cửu tư" thành tổng cộng 17 thiên, theo thứ tự là: "Ly tao"(离骚), "Cửu ca"(九歌), "Thiên vấn"(天问), "Cửu chương" (九章), "Viễn du"(远游), "Bặc cư"(卜居), "Ngư phụ"(渔父), "Cửu biện"(九辩), "Chiêu hồn" (招魂), "Đại chiêu"(大招), "Tích thệ"(惜誓), "Chiêu ẩn sĩ"(招隐士), "Thất gián"(七谏), "Ai thì mệnh" (哀时命), "Cửu hoài" (九怀), "Cửu thán" (九叹) và "Cửu tư" (九思). Cấu trúc 17 thiên này đã trở thành phiên bản truyền thống của Sở Từ của các thế hệ sau này.

Các đặc tính thi ca

Phong cách thơ

Một số bài thơ trong Sở từ sử dụng thể thơ bốn chữ điển hình của Kinh thi, với bốn âm tiết được nhấn mạnh như nhau:

tum tum tum tum

Điều này đôi khi được thay đổi bằng việc sử dụng đại từ hoặc các chữ phát sinh ở vị trí thứ tư (tức vị trị cuối câu) trong các câu chẵn, qua đó làm yếu đi trọng âm của âm tiết trong những câu này.

tum tum tum ti

Trong khi "tum" tượng trưng cho một âm tiết có trọng âm thì "ti" tượng trương cho âm tiết không nhấn trọng âm theo lựa chọn.[12] "Thiên vấn", "Chiêu hồn" và "Đại chiêu" đều chứa đặc điểm vận luật của Kinh thi. Nói chung, phong cách Kinh thi (cả trong Kinh thi lẫn Sở từ) nhóm những câu này lại thành thơ tứ tuyệt có vần điệu. Do vậy, cấu trúc tiêu chuẩn của Tống thi là thơ tứ tuyệt mang âm sắc đậm và mạnh:

tum tum tum tumtum tum tum tumtum tum tum tumtum tum tum tum

Các câu trong thể thơ thất ngôn sử dụng bảy âm tiết được nhấn mạnh trọng âm, theo sau là âm tiết cuối cùng không được nhấn trọng âm (hoặc có trọng âm yếu) ở các câu chẵn:

tum tum tum tumtum tum tum titum tum tum tumtum tum tum ti

"Thiên vấn" mang trong mình những đặc điểm của Kinh thi: câu bốn chữ, xu hướng chủ yếu thiên về thơ bốn câu có vần điệu và thỉnh thoảng đan xen nhau bằng cách sử dụng các âm tiết có trọng âm yếu (không nhấn mạnh) ở cuối các câu chẵn. Thể thơ của "Thiên vấn" và "Chiêu hồn" khác với kiểu mẫu này bằng cách sử dụng thống nhất một từ được lặp đi, lặp lại và với âm tiết được nhấn và không nhấn xen kẽ lẫn nhau ở cuối dòng đã trở thành hình thức câu cú tiêu chuẩn. Những từ điệp ngữ đơn âm ở cuối câu trong các bài thơ Trung Quốc cổ điển thường khác nhau, tỷ dụ như "Chiêu hồn" sử dụng tá 些, "Đại chiêu" sử dụng chỉ 只 trong khi "Cửu ca" sử dụng hề 兮. Những điệp từ không được nhấn mạnh này có lẽ mang vai trò giống nhau về mặt thi học. Hai dòng kết hợp này:

[dòng thứ nhất:] tum tum tum tum; [dòng thứ hai:] tum tum tum tithanh xuân thụ tạ; bạch nhật chiêu chỉ

có có khuynh hướng tạo ra hiệu ứng một câu bảy chữ với điểm ngắt giọng phân chia câu đó thành hai phần, với bốn âm tiết đầu tiên ở phần thứ nhất và ba âm tiết ở phần thứ hai được nhấn mạnh, bổ sung một âm tiết vô nghĩa không nhấn mạnh trọng âm ở cuối câu.

Liên quan